Anh chị gặp khó khăn về tìm hiểu sản phẩm? Đội hỗ trợ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Trang chủ » » Vôi – Cách xử lý ao bị nhiễm phèn

Vôi – Cách xử lý ao bị nhiễm phèn

Đăng ngày: 26.01.2021

Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền nhưng có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để cải tạo ao đầm. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thực phẩm phải sạch và an toàn.

Cách xử lý ao nhiễm phèn

Khi cải tạo ao, người nuôi không nên phơi đáy vì khi phơi hợp chất Pyrit sắt sẽ bị ôxy hóa tạo nên hydroxit sắt Fe(OH)2, giải phóng ion H+ làm pH giảm. Do vậy, cần cải tạo ướt như cày ướt ngâm nước và thau chua liên tục 3 – 4 lần. Sau khi thau chua, nếu nước vẫn có màu đỏ thì cần bón phân lân (photpho) với liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 để giảm sắt.

Bón vôi nông nghiệp (CaO) để khử trùng, tăng pH và hệ đệm trong ao, liều lượng 15 – 20 kg/100 m2, vôi được rải đều xuống đáy và bờ ao. Dùng máy đo hoặc quỳ tím để đo pH đáy; nếu pH vẫn thấp thì nên bón thêm vôi, điều chỉnh pH từ 7,5 trở lên. Nếu người nuôi có khả năng về kinh tế thì có thể đầu tư trải bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để ngăn xì phèn là tốt nhất.

Đối với ao đất phèn, nên tăng công suất của dàn quạt nước từ 25 lên 30 hp/ha (mã lực) và thay dàn quạt cánh bằng quạt lông nhím nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm.

Lấy nước vào ao 1,2 – 1,5 m, khử trùng và bật quạt nước đo lại pH, nếu chỉ số này vẫn thấp thì có thể lấy vôi nông nghiệp và vôi đen (dolomite) hòa loãng lấy nước tạt vào buổi đêm liều lượng 2 – 4 kg/100 m2, nếu nước bị đục và có váng phèn thì có thể dùng  EDTA hoặc AQUAZEX (0,5 – 0,7 kg/100 m3 nước) để keo tụ váng phèn.

Sau khi xử lý nước có thể bón cám ủ, bột cá để gây màu nước trong ao đồng thời bổ sung chất khoáng để giữ màu nước được bền, lâu.

Khi ao lên màu nước, kiểm tra độ trong của nước đạt 35 – 40 cm là được, cần kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, H2S lần cuối trước khi thả tôm.

Cần lưu ý, sau mỗi trận mưa, nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn trên bờ có thể trôi xuống ao làm giảm pH. Do đó, cần dùng Zeolite để keo tụ chất vẩn, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để khoáng hóa đáy ao, đồng thời dùng vôi dolomite hòa vào nước ngọt 24 giờ; sau đó tạt đều xuống ao lúc 8 – 10 giờ đêm, liều lượng 1,7 kg/100 m3 nước. Nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao trước khi trời mưa; khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao, cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống, kết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước

Trời sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn, chờ đến khi ngớt mưa, cho ăn với số lượng giảm 30 – 50% lượng thức ăn bình thường. Nếu dư thức ăn sẽ làm cho tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm sẽ bị đóng rong.

Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn men vi sinh, khoáng chất và Vitamin C vào bữa chính cho tôm ăn mỗi ngày. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, cần vận hành quạt khí liên tục để cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm nuôi, ổn định pH trong ao bằng Vôi nông nghiệpDolomite. Sau 2 tháng, có thể xi phông chất thải dưới đáy ao do quạt nước gom tụ lại, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển tốt.

Công ty TNHH Trang Nguyễn chuyên cung cấp Vôi tinh nguyên chất cho ngành xử lý nước sinh hoạt, nước thải.

Mọi thông tin chi tiết hãy liên hệ với Công ty TNHH Trang Nguyễn để được tư vấn cụ thể và giao hàng tận nơi.

Theo số hotline: 0932128258- 0857380258

                  Zalo: 0932128258- 0857380258

Email: botdavoihanam@gmail.com

Vôi – Cách xử lý ao bị nhiễm phèn | Công ty cổ phần Trang Nguyễn

Tags: công dụng của vôi bột, vôi, vôi nông nghiệp, vôi tinh, vôi xử lý đất, vôi xử lý nước thải

Tin tức mới

CÔNG TY TNHH TRANG NGUYỄN

VĂN PHÒNG MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 35 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0932.128.258

 

VĂN PHÒNG MIỀN BẮC

Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Kiện Khê, Phủ Lý, Hà Nam.

THƯ VIỆN ẢNH SẢN PHẨM